[Kinh nghiệm] Cách tốt nhất để hạn chế nứt tường sau khi xây.

[Kinh nghiệm] Cách tốt nhất để hạn chế nứt tường sau khi xây xong, đặc biệt trong mùa nắng nóng.

Dù nhà mới xây không bao lâu đã xuất hiện các vết nứt tường, nứt chân chim, nứt mép cửa. Thậm chí xuất hiện các vết nứt dọc, nứt ngang gây ảnh hưởng đến kết cấu. Làm gia chủ lo lắng khi sinh sống trong chính căn nhà của mình. Bài viết dưới đây xây dựng Thuận Phát sẽ nêu rõ một vài nguyên nhân dẫn đến nứt tường và các biện pháp hạn chế tối đa nứt tường trong khi xây dựng.

I. Nguyên nhân dẫn đến nứt tường.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà hay bị nứt dù nhà mới xây. Một số nguyên nhân dẫn đến nứt tường có thể kể đến như: Kỹ thuật xây dựng chưa đúng, đặc điểm khí hậu thời tiết, sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lương hay nhà được xây trên nền đất không ổn định.

>> Xem thêm: Top 4 lỗi xây dựng thường gặp khi xây nhà.

các nguyên nhân dẫn đến nứt tường
Tường nhà bị nứt khiến nhiều gia chủ lo lắng.

1. Nhà được xây trên nền đất yếu, không ổn định.

Địa chất quyết định rất nhiều đến phần móng ngôi nhà. Vì thế, trước khi tiến hành thi công, bạn tìm đơn vị khảo sát địa chất đất. Dựa vào kết quả khảo sát địa chất mà lựa chọn phương án thiết kế móng băng hay móng cọc. và xây dựng biện pháp thi công phù hợp với địa chất của ngôi nhà.

>> Xem thêm: 5 Lưu ý quan trọng khi thi công phần thô chủ nhà nhất định phải biết khi xây nhà.

2. Kỹ thuật thi công, xây dựng kém.

Khi thi công nhà các vấn đề kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng tường gồm:

  • Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật.
  • Bê tông không đạt chuẩn như mác không đủ. Trường hợp này phải áp dụng biện pháp gia cố kết cấu bằng dán sợi carbon CFRP.
  • Cốt thép chất lượng kém: bố trí thép thưa, bản rộng.
  • Giằng móng kém chất lượng.
  • Để mạch ngừng khi thi công.
  • Sử dụng chất liệu khác nhau để làm bê tông giữa các lần đổ.
  • Không tính toán khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn này. Vì thế, sẽ khiến vỡ móng khiến nhà bị nghiêng gây nứt tường. 

Thực tế cho thấy, dù tay nghề thợ cao thì quá trình công trình chỉ đảm bảo xây dựng theo đúng thiết kế. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng nứt, lún móng… Vì vậy, giám sát về mặt kỹ thuật rất quan trọng để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, đáng tin cậy để xây nên một ngôi nhà bền vững, chất lượng.

>>> Xem thêm: 05 Sai lầm khiến chi phí xây nhà tăng vọt gia chủ nên biết trước khi xây dựng. 

3. Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.

Việc sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lương, không rõ nguồn gốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt. Các vật liệu xây dựng như: Gạch, đá, xi măng, cát… gia chủ nên kiểm tra, chọn mua vật liệu tốt và phù hợp. Việc tiết kiệm là tốt nhưng không nên tiết kiệm quá mức bởi đôi khi, việc sửa chữa những mảng tường nứt còn tốn nhiều chi phí hơn thế!

>> Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà phần thô

4. Do tác động của ngoại cảnh.

Một số tác động ngoại cảnh như: Dư chấn động đất, bị đâm đụng, khoan tường, ảnh hưởng nền móng do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà. Khi rơi vào những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc khiến cho các lớp tường, cùng vữa trát bị gãy. Từ đó, tạo thành các đường nứt ngang trên bề mặt.

Bên cạnh đó, xây nhà vào ngày thời tiết nắng gắt. Khi đó, vật liệu xây ngót hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính, dẫn tới việc tường hay có những vết nứt chân chim. Lúc này, việc bảo dưỡng bê tông rất quan trọng.

Với nguyên nhân về ngoại cảnh thì hầu như chúng ta chỉ khắc phục chứ không thể phòng ngừa trước. Với các vết nứt nhỏ thì không ảnh hưởng đến kết cấu. Tuy nhiên, vết nứt lớn thì có thể lan rất nhanh nên bạn cần xử lý ngay. Để tránh tình trạng vết nứt trở nên khó khắc phục. Và đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như người nhà.

II. Phân loại các vết nứt và kinh nghiệm phòng tránh khi xây nhà.

1. Tường bị nứt dọc, nứt ngang.

Đây là những vết nứt tường nghiêm trọng nhất, tường thường nứt thành những vệt to, dài, sâu có thể nứt vào đến gạch.

Nguyên nhân

  • Không khảo sát địa chất nền đất xây dựng công trình hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai. Do đó, không có căn cứ tính toán khả năng chịu lực của nền đất hoặc số liệu khảo sát sai dẫn đến thiết kế sai so với thực tế.
  • Có khảo sát địa chất, tính toán thiết kế kết cấu sai như không tính đủ tải trọng của công trình , tính sai kết cấu móng…
  • Thiết kế kết cấu đúng theo tiêu chuẩn, nhưng thi công không đúng so với thiết kế, dẫn đến hiện tượng lún, nứt.
  • Khảo sát kỹ địa chất khu đất trước khi xây nhà để có các biện pháp xây móng chống lún ngay từ đầu.
  • Thiết kế, tính toán kỹ khả năng chịu lực, chịu tải của công trình.
  • Thi công theo đúng thiết kế để hạn chế sụt lún.

Vì vậy, việc khảo sát, tính toán thiết kế trước khi xây dựng rất quan trọng. Gia chủ cần phải tìm kiếm đơn vị xây dựng uy tín, chất lượng trên địa bàn thi công. Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, giám sát công trình chặt chẽ.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thi công cọc khoan nhồi gia chủ cần phải biết.

2. Các vết nứt tường ở mép cửa.

Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ.

Nguyên nhân.

Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài. Không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường, không đóng lưới mắt cáo. Và do tác động ngoại lực trong trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. 

Biện pháp phòng tránh.

Để phòng ngừa ngay từ đầu. Khi thi công các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài. Vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.

Đóng lưới mắt cáo ở các vị trí nh: Vị trí cắt, đục đường điện nước, đi ống đồng MEP, vị trí tiếp giáp giữa bê tông và tường gạch xây sau, góc xéo cạnh cửa..

3. Tường bị nứt chân chim.

Nứt chân chim là những vết nứt nhỏ, có hình dạng ngẫu nhiên. Các vết nứt chân chim thường chỉ dưới 1mm và có hình dạng giống như chân chim.

Nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến tường bị nứt chân chim thường là do co ngót vữa bê tông. Co ngót bê tông là hiện tượng sụt giảm thể tích do giảm độ ẩm của khối vữa bê tông, vữa xi măng.

Biện pháp phòng tránh.

  • Kiểm soát lượng nước trong vữa bê tông, vữa xi măng. Khi hàm lượng nước trong khối vữa càng thấp, lượng hơi nước thoát ra sau ninh kết càng thấp làm nội ứng suất giảm. Tuy nhiên nếu lượng nước quá thấp, việc làm dẻo khối vữa gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần lượng nước vừa đủ. 
  • Bảo dưỡng cấu kiện:  Bảo dưỡng cấu kiện bê tông, vữa xi măng là làm chậm quá trình thoát hơi nước của cấu kiện. Có 2 cách để bảo dưỡng bê tông thứ nhất là tưới nước bảo dưỡng bê tông, thứ 2 là phủ bao bố lên bề mặt bê tông.

Nguyên nhân dẫn đến nứt tường.

IV. Kinh nghiệm xây dựng chống nứt tường trong mùa nắng nóng.

Ngoài việc lựa chọn cẩn thận nguyên vật liệu sao cho đảm bảo. Thì gia chủ cần lưu tâm rất nhiều vấn đề khác. Sau đây là 3 cách tốt nhất để ngăn hiện tượng nứt tường sau xây mà gia chủ có thể tham khảo: 

1. Đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng.

Trước tiên, thợ cần phải đảm bảo chuẩn kỹ thuật xây tường: thật thẳng, mạch vữa phải no và được miết gọn gàng. Thêm vào đó, cần sử dụng loại xi măng, cát và gạch sao cho chuẩn. 

Gạch cần phải tưới nước trước khi xây. Bới vữa xây cần 1 thời gian để kết dính và đông cứng để kết các viên gạch lại thành 1 bức tường vững chắc. Nếu gạch bị khô, nó sẽ hút nước từ hỗn hợp vữa xây. Vữa bị thiếu nước làm ảnh hưởng đến quá trình đông cứng, từ đó tường sẽ xuất hiện vết nứt. 

Phần tường cũng cần được tưới ẩm liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày sau khi xây. Bước này giúp tường không bị khô quá nhanh, vữa và gạch có độ kết dính tốt hơn. 

2. Sử dụng lưới mặt cáo trong khi xây.

Đóng lưới mắt cáo tô tường là công tác bắt buộc trong xây dựng của xây dựng Thuận Phát. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng để ngôi nhà luôn vững chắc. Tránh tình trạng nhà xây xong bị nứt tường ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của ngôi nhà.

>>> Xem thêm: [Kinh nghiệm] Kỹ thuật thi công lưới mắt cáo chống nứt tường hiệu quả.

3. Sử dụng sơn phủ có hệ số co giãn cao 

Trên thị trường hiện nay, gia chủ có thể lựa chọn loại sơn phủ bề mặt hệ số co giãn lên tới 300%. Sơn có thể dùng cho nội thất hoặc ngoại thất đều được. 

Ưu điểm nổi bật của loại sơn này là khi sơn khô, bạn có thể kéo giãn sơn rộng ra gấp 3 lần diện tích ban đầu mà không bị nứt, gãy. Sơn có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả trong mùa mưa dài hoặc nắng gay gắt mà bề mặt không hề bị nứt. Nhược điểm lớn nhất của loại sơn này là giá thành tương đối cao.

IV. Lời kết.

Trên đây là một số kinh nghiệm thi công giúp hạn chế nứt tường sau khi xây mà gia chủ có thể tham khảo. Về cơ bản, ưu tiên hàng đầu vẫn là xây dựng đúng kỹ thuật, chọn vật liệu tốt và phù hợp. Việc tiết kiệm là tốt nhưng không nên tiết kiệm quá mức bởi đôi khi, việc sửa chữa những mảng tường nứt còn tốn nhiều chi phí hơn thế! 

Một ngôi nhà đẹp và vững chắc là ngôi nhà được thiết kế, thi công đảm bảo kỹ thuật, chất lượng. Xây tường nhà làm sao để bức tường luôn đẹp, hạn chế các xuất hiện các vết nứt lâu nhất là điều mà gia chủ nào cũng mong muốn. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín rất quan trọng. Sẽ giúp ngôi nhà của bạn vững đẹp theo thời gian. Xây dựng Thuận Phát hy vọng qua bài viết này, gia chủ sẽ có thêm kinh nghiệm xây dựng ngôi nhà thân yêu của mình.

Công ty xây dựng Thuận Phát.

FB: Kiến trúc – nội thất- xây dựng Thuận Phát

Website:  xaydungthuanphat.com.vn

Trụ sở: 68 Hoàng Diệu, Phường Tân An, Thị Xã Lagi, Tỉnh Bình Thuận.

Showroom: 440A Lý Thái Tổ, Xã Tân Tiến, Thị Xã Lagi, Tỉnh Bình Thuận.

Hotline: 0865 090 579.

>> Xem thêm: Công ty xây dựng Bình Thuận. Xây nhà trọn gói Bình Thuận.

> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Lagi, Bình Thuận chuẩn xác nhất

>>> Xem thêm: Công trình thi công thực tế của xây dựng Thuận Phát.

 

5/5 - (1 bình chọn)