Thí nghiệm nén kiểm tra cường độ mẫu bê tông đạt chất lượng.

[Thực tế] Thí nghiệm nén kiểm tra cường độ mẫu bê tông – Xây dựng Thuận Phát.

Bê tông là vật liệu chính trong xây dựng cơ bản, chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng nếu chất lượng bê tông không đạt yêu cầu thiết kế. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng bê tông phải làm ngay từ khâu vật liệu đầu và kiểm tra cấp phối. Cùng Xây dựng Thuận Phát tìm hiểu quá trình thực hiện thí nghiệm nén kiểm tra cường độ mẫu bê tông mà Thuận Phát đã thực hiện nhé!

I. Tại sao cần lấy mẫu bê tông.

Các công trình xây dựng khi sử dụng bê tông cần lấy mẫu để làm thí nghiệm. Mục đích là xác định Mác bê tông có đạt theo đúng yêu cầu thiết kế nhằm đánh giá chất lượng bê tông. Bê tông là vật liệu có khả năng chịu lực nén tốt, chịu lực kéo kém. Để đánh giá chất lượng bê tông người ta sẽ dựa trên lực nén để đánh giá.

>>> Xem thêm: [Kinh nghiệm] Xây tầng hầm, tầng bán hầm cho khách sạn, nhà hàng, quán bar, siêu thị.

Thí nghiệm nén kiểm tra cường độ mẫu bê tông
Các công trình xây dựng khi sử dụng bê tông cần phải lấy mẫu để làm thí nghiệm.

1. Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là đơn vị chỉ cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Đơn vị để xác định mác bê tông là Mpa(N/mm2).

>>> Xem thêm: [Thực tế] Phương pháp ép vây cừ C trong thi công tầng hầm 2024. Xây dựng Thuận Phát

mác bê tông là gì
Mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm.

Mỗi hạng mục công trình sẽ có yêu cầu về mác bê tông sử dụng khác nhau. Thường bê tông lót sử dụng mác 150. Bê tông nền nhà dùng mác 200. Bê tông cột dầm sàn dùng mác 250… 

thí nghiệm nén kiểm tra bê tông
Ví dụ: Để xác định bê tông mác 250 người ta tiến hành đúc 3 mẫu bê tông hình lập phương kích thước 150x150x150 mm. Được bảo dưỡng trong 28 ngày và tiến hành nén phá hủy mẫu. Lực nén phá hủy trung bình của 3 mẫu trên đạt trên 250kg/cm2 thì xác định bê tông đạt yêu cầu.

II. Phương pháp lấy mẫu bê tông thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3105 -1993.

Trong quá trình thi công xây dựng cán bộ giám sát của Chủ đầu tư (hoặc chủ đầu tư) và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng. Phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường. Cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu bê tông. Mẫu hình lập phương, hình trụ, mẫu bê tông khoan khi bê tông còn ướt. Thí nghiệm nén mẫu bê tông ở tuổi từ 03 – 07- 28 ngày.

1. Tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm bê tông:

Việc lấy mẫu như thế nào thì cần căn cứ vào quy định. Mỗi lần đổ bê tông bất kỳ thì đều phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng. Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105 – 1993. Kích thước viên mẫu 15x15x15cm (Nén mẫu bê tông hình lập phương). Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

– Đối với bê tông khối lớn: Cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông xi măng trong một khối đổ lớn hơn 1000m3.  Và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít hơn 1000m3.
– Đối với các móng lớn: Cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng.

– Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng: Đổ lớn hơn 50m3 thì cứ 50 m3 lấy 01 tổ mẫu. Nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.
– Đối với kết cấu khung cột, dầm, sàn: Cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu.  Nhưng khi khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.
– Đối với các kết cấu đơn chiếc khác: Có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.
– Đối với bê tông nền, mặt đường ô tô, đường băng sân bay… Cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

>>> Xem thêm: 4 loại móng nhà phố thường gặp trong xây dựng BẠN NÊN BIẾT.

thí nghiệm nén kiểm tra bê tông xây dựng thuận phát
Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105 – 1993

2. Cần lấy mẫu bê tông ở giai đoạn thi công nào?

  • Theo quy định mỗi đợt đổ bê tông bất kỳ số lượng nhiều hay ít đều phải lấy mẫu bê tông. Khi xe chở bê tông đến công trường thì cán bộ nhà thầu cùng với tư vấn giám sát (nếu có) tiến hành kiểm tra độ sụt xe bê tông có đạt yêu cầu không và tiến hành đúc mẫu để sau này kiểm tra.
  • Theo TCVN 3105:1993, lấy mẫu thí nghiệm mỗi tổ mẫu gồm 3 viên cho mỗi cấu kiện bê tông. Đúc vào khuôn có kích thước 150x150x150mm và được thí nghiệm ép mẫu bê tông ở tuổi 07 ngày và 28 ngày để kiểm tra chất lượng bê tông.

>>> Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói chi tiết.

Mỗi đợt đổ bê tông cần tiến hành kiểm tra độ sụt xe bê tông có đạt yêu cầu không và tiến hành đúc mẫu để sau này kiểm tra.

III. Quy trình lấy mẫu bê tông và xác định cường độ bê tông.

Ngày nay khi lấy mẫu thí nghiệm bê tông người ta thường sử dụng các khuôn lấy mẫu (có thể bằng nhựa, gang, thép…). Các loại khuôn lấy mẫu thường được đúc với kích thước tiêu chuẩn nên mang lại tiến độ tạo mẫu nhanh giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời chúng rất bền bỉ, có thể sử dụng được nhiều lần, đem đến hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị thi công xây dựng sử dụng.

1. Tiến hành lấy mẫu bê tông như sau:

  • Trước tiên cần phải vệ sinh sạch sẽ khuôn lấy mẫu, bôi một lớp dầu mỏng để bôi trơn để sau dễ tháo bỏ mẫu.
  • Bê tông được xả vào xe rùa và dùng bay lấy bê tông cho vào khuôn.
  • Đúc mẫu cần dùng thanh thép đầm kỹ bê tông tránh mẫu bê tông sau khi tháo bị rỗ.
  • Gõ xung quanh khuôn để bê tông xuống đều các góc và tạo lớp mặt nhẵn.
  • Mẫu bê tông sau khi đúc phải đảm bảo phẳng bằng cách lấy thanh thép gạt mặt khuôn đúc.
  • Dán mẫu đúc lên khuôn ghi đầy đủ các thông tin như: ngày đúc, hạng mục thi công, mác bê tông và có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan.
Khuôn đúc cần ghi đầy đủ các thông tin như: Ngày đúc, hạng mục thi công, mác bê tông và có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan.

Lưu ý: Cần phải dùng dùng khuôn mẫu có kích thước tiêu chuẩn để lấy mẫu, mẫu sau khi đúc cần phải bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Mẫu bê tông sẽ được đem đi thí nghiệm ở ngày thứ 28 để đánh giá chất lượng bê tông cũng như công trình.

2. Cách quy đổi cấp phối bê tông ra cường độ chịu nén.

  • Bê tông M150: Cường độ chịu nén 150 kg/cm2
  • Bê tông M200: Cường độ chịu nén 200 kg/cm2
  • Bê tông M250: Cường độ chịu nén 250 kg/cm2
  • Bê tông M300: Cường độ chịu nén 300 kg/cm2

Việc nén mẫu bê tông nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông. Qua đó đánh giá chất lượng công trình thi công có đảm bảo. Hy vọng, thông tin mà xây dựng Thuận Phát chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ về tầm quan trọng của việc lấy mẫu bê tông.

——————————————

Mọi yêu cầu tư vấn và thiết kế xây dựng xin vui lòng liên hệ:

Công ty xây dựng Thuận Phát

FB: Kiến trúc – nội thất- xây dựng Thuận Phát

Website: xaydungthuanphat.com.vn

Trụ sở: 68 Hoàng Diệu, Phường Tân An, Thị Xã Lagi, Tỉnh Bình Thuận.

Hotline: 0865 090 579 – 0868 070 077

>>> Xem thêm: Thiết kế nhà tân cổ điển 5 tầng 2 mặt tiền kết hợp kinh doanh tại Bình Thuận.

>>> Xem thêm: Giới thiệu top 5 công ty xây dựng Bình Thuận.

5/5 - (1 bình chọn)