Quy trình thi công móng cọc đúng tiêu chuẩn đúng kỹ thuật là một điều mà các nhà thầu thi công phải để ý khi bắt đầu thi công. Việc thi công đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ đảm bảo về mặt chất lượng của móng nhà và khả năng chịu tải trọng nâng đỡ toàn bộ hệ thống công trình xây dựng.
Trình tự thi công sẽ bao gồm các trình tự như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng, định vị tim cọc và công tác tập kết cọc.
- Thi công ép cọc.
- Đào móng, sửa mặt bằng, đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
- Gia công thép móng, ghép coppha và đổ bê tông.
Nội dung bài viết
Toggle1. Chuẩn bị mặt bằng, định vị tim cọc và công tác tập kết cọc
- Dọn dẹp bằng phẳng mặt bằng
- Định vị tim cọc: Sử dụng trắc đạc để xác định tim cọc
- Tập kết cọc: Khu vực chất cọc không được nằm trong phạm vi ép cọc
- Kiểm tra số lượng, chiều dài cọc: Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Cần chuẩn bị điện nước phục vụ quá trình thi công
Lưu ý:
Trước khi ép cọc: Kiểm tra, ghi lại hiện trạng của nhà kẹp bên ( nếu có) bằng hình ảnh và video
2. Thi công ép cọc
Tiến hành thử ép cọc:
Để xác định được chiều sâu cọc ta tiến hành ép thử cọc với lực Pmax theo yêu cầu thiết kế.
Chất tải lên khung đế:
Tải trọng của khung đế + tải > 1.1 lần Pmax
Mục đích là để ép đến Pmax không bị lật tải
Tiến hành ép cọc:
- Thận trọng dựng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đứng không nghiêng
- Đầu trên của thanh cọc ép phải được gắn vào thanh định hướng của thiết bị máy móc đảm bảo về phương hướng và độ an toàn trong quá trình ép cọc
- Áp lực tăng một cách chậm đều để cho cọc xuyên sâu vào trong đất
- Trường hợp lỗi kỹ thuật thanh cọc ép bị nghiêng thì cần dừng lại và căn chỉnh ngay
Yêu cầu:
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên của cọc khi ép, không gây ra lực ngang lên cọc.
- Thiết bị máy móc tham gia quá trình ép cọc phải được kiểm định về mọi mặt trong công tác chuẩn bị.
- An toàn lao động khi thi công
Nối đoạn cọc:
- Khi được ép đoạn cọc đầu tiên xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian
- Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc nối, sửa chữa cho thật phẳng
Hàn đầu cọc
- Kích thước đường hàn phải đảm bảo số so với thiết kế
- Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên mặt của cọc theo thiết kế
- Điều kiện thỏa mãn là cọc đã ép xong: lực ép phải đạt tối thiểu Pmin theo tải trọng thiết kế yêu cầu
Công tác chuyển ép cọc khác
- Sau khi ép xong một cọc, trượt hệ giá ép trên khung để đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép. Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất dùng cần trục cầu dàn để thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai.
- Sau khi ép xong một móng, di chuyển cả hệ khung ép đến dàn để thứ 2 được đặt trước ở hố móng thứ 2. Sau đó cầu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.
Chú ý:
Công tác an toàn khi dời tải, kiểm tra an toàn sợi cáp để đảm bảo không bị tụt hoặc đứt cáp.
Ép xong cọc:
Nhật ký theo dõi ép cọc
- Ghi chép số liệu ép cọc thực tế
- Cơ sở để thanh toán với nhà thầu và chủ đầu tư
3. Đào móng, sửa mặt bằng, đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
Đào Móng
Tiến hành đào móng theo cote thiết kế, lưu ý những vị trí sát cọc phải tiến hành đào bằng gầu nhỏ kết hợp với sửa tay tránh ảnh hưởng đến đầu cọc
San sửa mặt bằng
Đổ bê tông lót
Cắt đầu cọc:
Việc cắt đầu cọc phải theo đúng cao độ thiết kế và quét cote đều tất cả đầu cọc trước khi cắt
Đổ bê tông đầu cọc
Hàn mặt bích
4. Đổ bê tông móng
- Định vị lại tim trục của đài móng rồi xây gạch bao đài cọc đến cote đáy của dầm móng
- Xây đề của dầm móng bằng taplo để thuận việc gia công thép
- Gia công thép dài cùng dầm móng
- Xây gạch bao xung quanh phần còn lại của đài cọc và dầm móng
- Vô đất ( cát) nền để giữ chặt đài cọc và dầm móng
Lưu ý:
- Việc vô cát nền phải đảm bảo an toàn cho hệ đài và dầm móng và phải che đậy khu vực đài và dầm móng cẩn thận.
- Việc đổ cát tránh làm dịch chuyển ván khuôn, gạch bị hẹp lại do nở hông của đất ( cát ) ảnh hưởng đến kích thước dầm.
Biện Pháp Khác:
Be ván khuôn móng và đài cọc ( Lưu ý phải xuyên ti + biện pháp be ván khuôn đảm bảo an toàn khi đổ bê tông)
Nghiệm thu ván khuôn, cốt thép móng:
- Kiểm tra lắp đặt thép chịu lực/ chủ
- Kiểm tra thép móng theo đúng tim trục của bản vẽ
- Số lượng, khoảng cách thép
- Vị trí và chiều dài đoạn nối
- Cốt thép chờ, cốt thép gia cường
- Biện pháp nối ( nối buộc 35D)
Đổ bê tông móng
Bảo dưỡng bê tông móng
- Mục đích: để giữ độ ẩm cho bê tông, tránh trường hợp thủy hóa nhanh.
- Nếu gặp thời tiết nắng nóng, thì tầm 30p sau khi bê tông mặt đông cứng thì cho tưới phun sương ngay.
- Ban ngày cứ tưới liên tục 1- 2h/lần trong 3 ngày đầu tiên, ban đêm ít nhất tưới 1 lần.
5. Kết Luận
Bạn vừa xem qua công đoạn quy trình thi công móng cọc cho các công trình nhà phố, biệt thự, nhà hàng, công trình lớn…Mọi thắc mắc, tư vấn bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0868.070.077 hoặc để lại lời nhắn chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất.