Quy trình thi công dầm sàn - Xây Dựng Thuận Phát

Quy trình thi công dầm sàn

Thi công dầm sàn là khâu tối quan trọng trong quá trình thực hiện bất kỳ một công trình xây dựng nào. Điều này đòi hỏi phải có những am hiểu tốt về trình tự, quy trình cần thiết để lên bản vẽ và bắt tay vào làm thực tế.

Trước khi bắt đầu vào quy trình thi công dầm sàn thì có những lý thuyết mà bạn cần nắm vững

  • Dầm được hiểu là một cấu kiện trong kết cấu xây dựng nằm nghiêng hoặc nằm ngang có khả năng chịu tải trọng và nâng đỡ các bộ phận ở phía trên nó.
  • Hiện trong thi công có hai loại dầm là dầm thép và dầm bê tông cốt thép.
  • Dầm sàn là một loại dầm lớn, trải dài theo chiều rộng ở trung tâm của ngôi nhà đang thi công, hỗ trợ cho các dầm khác, đảm bảo sự vững chắc cho toàn bộ hệ thống. Với ưu thế vượt trội dầm sàn thép được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Trình tự thi công dầm sàn:

  • Lắp dựng giàn giáo
  • Gia công, lắp dựng Coppha dầm sàn
  • Gia công, lắp dựng cốt thép
  • Lắp đặt điện nước âm sàn (M&E)
  • Đổ bê tông dầm sàn
  • Bảo dưỡng bê tông

1. Lắp dựng giàn giáo

Chuẩn bị vật liệu:

  • Cây chống, giàn tiệp, coppha phủ phim, đà thép hộp hoặc đà gỗ,…
  • Vật liệu không được quá cũ, không bị han gỉ, mục nát, cong vênh,…
  • Xác định cao độ, tim trục dầm sàn
  • Lắp ráp giàn tiệp

Lưu ý: Đối với sàn tầng 1, phải lót ván dưới chân giàn tiệp để giảm tải gây lún cho chân giàn.

quy-trinh-thi-cong-dam-san

2. Gia công, lắp dựng coppha dầm sàn

2.1 Gia công lắp dựng

  • Cân cao độ sàn để rải các thanh đà chính, đà phụ

Lưu ý: 

Khoảng cách đà chính: 100 – 125cm

Khoảng cách đà phụ: 50 – 60cm

  • Lắp ráp ván khuôn sàn
  • Đóng ván khuôn hộp kỹ thuật của M&E
  • Đối với cầu thang: cần đóng coppha theo cote hoàn thiện để giảm thiểu việc tăng chiều dày của bản cầu thang
thi-cong-dam-san

2.2 Kiểm tra nghiệm thu coppha dầm sàn

  • Kích thước lọt lòng các chiều và tim trục có đúng theo khối bê tông theo bản vẽ thiết kế
  • Kích thước, vị trí ván khuôn sàn: sàn dương, sàn âm 1 lớp, sàn âm 2 lớp
  • Cây chống tăng kê đà chính, khoảng cách 80cm
  • Cây chống tăng phải đúng tâm của đà
  • Độ bằng phẳng, kín khít các mí nối
  • Gông chéo góc 4 góc tại vị trí ô thông tầng, lỗ thăm mái.
  • Vị trí đóng đinh sàn, dầm

3. Gia công, lắp dựng cốt thép

3.1 Gia công lắp dựng

  • Gia công thép dầm và sàn:
    • Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước và vị trí
    • Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
  • Lắp đặt thép dầm
gia-công-thep-dâm

3.2 Kiểm tra nghiệm thu ván khuôn, cốt thép dầm sàn

  • Thép 6 cùm gông đáy dầm ( khoảng cách 40cm)
  • Thép buộc (sắt 6) gông thành trên dầm biên vào sàn ( Khoảng cách 40 – 50 cm)
  • Trám toàn bộ khe hở ván khuôn dầm sàn ( nếu có )
  • Số lượng cục kê sắt dầm sàn đủ chưa, chân chó kê lớp mũ, thép lớp trên
  • Kiểm tra lắp đặt thép chịu lực/ chủ, thép tăng cường
  • Vị trí và chiều dài đoạn nối thép
  • Kết hợp checklist nghiệm thu

4. Lắp đặt điện nước âm sàn ( M&E)

  • Lắp đặt ống thoát nước mưa, thoát bồn hoa, thoát ban công tại vị trí sàn âm 2 lớp

Lưu ý: 

Tại vị trí nối ống chỗ sàn âm 2 lớp phải quân su non để tránh trường hợp hở mí nối gây rò rỉ nước

  • Lắp đặt hệ thống dây điện bóng đèn, ống điện xuyên tầng…
  • Chuẩn bị thiết bị cần thiết đổ bê tông: Máy đầm dùi, dập làm mặt bê tông, cào, xẻng, bay, cỡ đo chiều dày sàn, bạt che khi trời mưa, xốp,…
quy-trinh-thi-cong-dam-san

5. Đổ bê tông dầm sàn

  • Vệ sinh dầm sàn, đầu trụ, tưới chất liên kết đầu trụ bằng hồ dầu hoặc latex
  • Đổ bê tông dầm sàn: đầm dùi kĩ vị trí đầu trụ, dầm sàn và đều đặn
  • Lưu ý: Khi đổ bê tông sàn âm 2 lớp
    • Đổ xong lớp 1 rồi đặt xốp: Phải cố định xộp thật chặt để tránh tình trạng nồi xốp.
    • Đổ bê tông từ giữa xốp ra dần biên dầm để hạn chế bê tông đẩy xốp lên.
  • Thường xuyên dùng cỡ đo chiều dày bê tông: tránh tình trạng thiếu hoặc thừa chiều dày sàn.
  • Hạ cote ban công để đảm bảo dốc thoát nước sau cán nền
  • Hạ cote wc để đảm bảo dốc sau cán nền và không bị cấn cote nền trong nhà
  • Đổ gờ ban công hạn chế thấm nước ngược vào trong nhà
  • Đổ gờ wc hạn chế thấm nước chân tường
  • Dùng dập làm mặt bằng phẳng bê tông sàn
quy-trinh-thi-cong-dam-san

6. Bảo dưỡng bê tông

  • Mục đích: để giữ độ ẩm cho bê tông, tránh trường hợp thủy hóa nhanh
  • Nếu gặp thời tiết nắng nóng, thì tầm 30p sau khi bề mặt đông cứng thì cho tưới phun sương ngay
  • Ban ngày cứ tưới liên tục 1 – 2h/ lần, ban đêm ít nhất tưới 1 lần.
  • Sau khi bề mặt bê tông đã đông cứng có thể đi lại được thì tiến hành rải bao bố tưới nước để giữ độ ẩm cho sàn.
quy-trinh-thi-cong-dam-san

7. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công dầm sàn 

  • Chắc chắn đảm bảo được an toàn trong quá trình thi công cho đội ngũ nhân viên lao động trên công trường. Chỉ khi đó thì những người công nhân trên công trường mới cảm thấy an tâm để làm việc, mang lại hiệu quả cao. 
  •  Những thiết bị liên quan đến quá trình thi công cần được bảo quản ở những nơi có điều kiện tốt, chỉ cho phép những người liên quan có am hiểu chuyên môn được sử dụng.
  • Trước khi thi công cần kiểm tra kỹ tất cả các vật dụng, hệ thống có liên quan để đảm bảo chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng.
  • Khi thi công nếu thời tiết không thuận lợi, có xảy ra hiện tượng mưa thì cần phải dừng lại và di chuyển hoặc che chắn tốt cho dầm sàn.
  • Quá trình thi công đúng theo với thiết kế đưa ra, theo trình tự từng bước, từng giai đoạn. Tránh việc làm ẩu, làm hời hợt dẫn đến những rủi ro và ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như gây tốn thời gian, công sức.
  • Việc bảo dưỡng rất quan trọng nên cần làm theo đúng quy định để chắc chắn về độ bền bỉ của bê tông cốt thép. 

8. Kết Luận

Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi tiến hành biện pháp thi công dầm sàn cần phải tính toán chuẩn xác từ khâu thiết kế đến thi công. Hy vọng Xây dựng Thuận Phát đã mang đến cho bạn những kiến thức thực sự bổ ích để áp dụng vào công việc thực tế.

Thắc mắc, tư vấn thêm về thiết kế, xây dựng nhà ở tại trang facebook của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0868.070.077

Đánh giá