Quy trình thi công cán nền - Xây Dựng Thuận Phát

Quy trình thi công cán nền

công ty xây dựng Thuận Phát bình thuận

Cán nền (láng nền) là công đoạn hoàn thành trước khi ốp lát gạch, có tác dụng giúp ốp lát gạch dễ dàng, có độ bám chắc chắn, không bị bong tách phồng rộp gạch.

Lớp cán nền bằng phẳng, không bị lồi lõm thì công tác ốp lát sẽ diễn ra nhanh chóng, đạt được giá trị thẩm mỹ cao.

Trình tự thi công cán nền:

  • Công tác chuẩn bị
  • Công tác ghém mốc
  • Thi công cán nền
  • Nghiệm thu

1. Công tác chuẩn bị

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục băm tất cả hồ vữa
  • Mặt bằng nền sau khi vệ sinh xong

2. Công tác ghém mốc

  • Khôi phục lại cao độ hoàn thiện chuẩn +1000mm
  • Ghém nền dựa trên cote gửi trên tường kết hợp với căng dây và máy quét laze
  • Từ các mốc ghém ở chân tường, gắn các mốc ghém ra giữa sàn

Lưu ý:

  • Mốc ghém không quá to ảnh hưởng đến chất lượng cán nền.
  • Mặt của mốc ghém là cao độ mặt sàn hoàn thiện sẽ cán.
  • Khoảng cách giữa các cục ghém không được vượt quá xa với chiều dài thước sử dụng gạt hổ tạo mặt phẳng ( từ 2-2,5m).
  • Cấp phối làm mốc ghép phải tương đồng với cấp phối vữa cán nền.

3. Thi Công Cán Nền

  • Tưới ẩm nước
  • Tưới hồ dầu: tăng cường độ bám dính giữa lớp vữa và bê tông nền tránh trường hợp bộp nền
  • Công tác cán nền :cán nền theo cao độ đã ghém

4. Nghiệm thu

Nghiệm thu lớp cán nền:

  • Mặt nền cán phẳng
  • Mặt nền cán đúng cao độ thiết kế, đảm bảo độ dốc ở những vị trí cần đánh dốc.
  • Lớp vữa cần đảm bảo độ dày, mác vữa ( cấp phối ) đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Lớp vữa cán đặc chắc, không bong bộp

5.Kết luận

Với bài viết Quy trình thi công cán nền, xây dựng Thuận Phát đã điểm qua một số lưu ý và những điểm trọng tâm cho quá trình thi công này.

Thắc mắc, tư vấn thêm về thiết kế, xây dựng nhà ở tại trang facebook của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0868.070.077

Đánh giá